Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016
Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016

Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016

Chính phủ Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 với các mục tiêu làm tổn hại đến chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, tăng khả năng Donald Trump làm ứng cử viên, và làm gia tăng bất hòa chính trị–xã hội ở Hoa Kỳ. Theo cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, chiến dịch này—có biệt danh là Dự án Lakhta[1][2]—do Tổng thống Nga Vladimir Putin trực tiếp ra lệnh.[3] Báo cáo của Tư vấn Đặc biệt, được công bố vào tháng Tư năm 2019, đã xem xét nhiều lần tương tác giữa chiến dịch tranh cử của Trump và các quan chức Nga nhưng kết luận rằng không có đủ bằng chứng để đưa ra bất kỳ bản án âm mưu hoặc câu kết nào chống lại Trump hoặc các cộng sự của ông ta.Cơ quan Nghiên cứu Internet (IRA), có trụ sở tại Saint Petersburg, Nga, được mô tả như một nhà máy troll, đã tạo ra hàng nghìn tài khoản mạng xã hội với tự nhận là người Mỹ ủng hộ các nhóm chính trị cực đoan và lên kế hoạch hoặc quảng bá các sự kiện ủng hộ Trump và chống lại Clinton. Họ đã tiếp cận hàng triệu người dùng mạng xã hội từ năm 2013 đến năm 2017. Các bài báo bịa đặt và phản thông tin đã được lan truyền từ những phương tiện truyền thông do chính phủ Nga kiểm soát, và được quảng bá trên mạng xã hội. Ngoài ra, các hacker máy tính liên quan đến cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU) đã xâm nhập vào hệ thống thông tin của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC), Ủy ban Chiến dịch Quốc hội Dân chủ (DCCC) và các quan chức của chiến dịch Clinton, đặc biệt là chủ tịch John Podesta, và đã công bố các email và tập tin bị đánh cắp thông qua DCLeaks, Guccifer 2.0 và WikiLeaks trong chiến dịch bầu cử. Một số cá nhân có liên quan đến Nga đã liên hệ với nhiều cộng sự chiến dịch tranh cử của Trump, đưa ra cơ hội kinh doanh cho Tổ chức Trump và đưa ra nhiều thông tin gây tổn hại về Clinton. Các quan chức chính phủ Nga đã phủ nhận mọi dính líu đến bất kỳ vụ hack hoặc rò rỉ nào.Các hoạt động can thiệp của Nga đã sinh ra nhiều tuyên bố mạnh mẽ từ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, cảnh báo trực tiếp của Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Barack Obama đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, đóng cửa các cơ sở ngoại giao của Nga và trục xuất nhân viên của chúng. Ủy ban Tình báo của Hạ việnThượng viện đã tiến hành các cuộc điều tra riêng của họ về vấn đề này. Trump phủ nhận có can thiệp xảy ra, cho rằng đó là một "trò lừa bịp" do Đảng Dân chủ thực hiện để giải thích cho việc vì sao Clinton thua bầu cử.[cần dẫn nguồn]Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã mở cuộc điều tra Bão Crossfire về sự can thiệp của Nga vào tháng Bảy năm 2016, bao gồm tập trung vào mối liên hệ giữa các cộng sự của Trump với các quan chức Nga và nghi vấn về sự phối hợp giữa chiến dịch Trump và chính phủ Nga. Những nỗ lực của Nga nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử lần đầu tiên được các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ tiết lộ công khai vào tháng Chín năm 2016, được các cơ quan tình báo Mỹ xác nhận vào tháng Mười năm 2016 và được Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia giải thích chi tiết hơn vào tháng Một năm 2017. Việc sa thải James Comey, giám đốc FBI, vào tháng Năm năm 2017, là một phần do Comey điều tra về sự can thiệp của Nga.Công việc của FBI được tiếp quản vào tháng Năm năm 2017 bởi cựu giám đốc FBI Robert Mueller, người đã dẫn đầu cuộc điều tra của Tư vấn Đặc biệt cho đến tháng Ba năm 2019.[4] Mueller kết luận rằng sự can thiệp của Nga là "có quy mô và có hệ thống" và "vi phạm luật hình sự của Hoa Kỳ", và ông ta đã truy tố 26 công dân Nga và ba tổ chức của Nga. Cuộc điều tra cũng dẫn đến các bản cáo trạng và các bản kết tội những quan chức chiến dịch Trump và những người Mỹ có liên quan, về các tội danh không liên quan. Báo cáo của Tư vấn đặc biệt, được công bố vào tháng Tư năm 2019, đã xem xét nhiều lần tương tác giữa chiến dịch Trump và các quan chức Nga nhưng kết luận rằng, mặc dù chiến dịch Trump hoan nghênh các hoạt động của Nga và mong đợi được hưởng lợi từ chúng, nhưng không đủ bằng chứng để đưa ra bất kỳ bản án âm mưu hoặc câu kết nào chống lại Trump hoặc các cộng sự của ông ta.Ủy ban Tình báo Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đệ trình phần đầu tiên trong báo cáo 5 phần dài 1.313 trang của họ vào tháng Bảy năm 2019, trong đó họ kết luận rằng đánh giá của cộng đồng tình báo tháng Một năm 2017 cho rằng Nga đã can thiệp là "mạch lạc và được xây dựng tốt". Phần đầu tiên cũng kết luận rằng đánh giá là "thích đáng", vì học hỏi được từ các nhà phân tích rằng "không có áp lực về mặt chính trị để đưa ra kết luận cụ thể nào". Phần cuối cùng và phần thứ năm, là kết quả của ba năm điều tra, được công bố vào tháng Tám năm 2020,[5] kết thúc một trong những "cuộc điều tra quốc hội được chú ý rộng rãi nhất" của Hoa Kỳ.[6][7] Báo cáo của Ủy ban cho thấy chính phủ Nga đã tham gia vào một "chiến dịch sâu rộng" để phá hoại cuộc bầu cử để ủng hộ Trump, bao gồm sự hỗ trợ từ một số cố vấn của chính Trump.[6]Vào tháng Mười Một năm 2020, các đoạn văn mới được công bố từ báo cáo của Tư vấn Đặc biệt Robert Mueller chỉ ra rằng "Mặc dù WikiLeaks đã công bố các email bị đánh cắp từ DNC vào tháng Bảy và tháng Mười năm 2016 và Stone—một cộng sự thân cận của Donald Trump—dường như đã biết trước các tài liệu sẽ được công bố, các nhà điều tra ‘không có đủ bằng chứng’ để chứng minh có sự tham gia tích cực vào các vụ hack hoặc biết trước rằng các vụ trộm điện tử vẫn tiếp diễn trong quá khứ."[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 http://www.9news.com.au/world/2016/11/26/08/45/rus... http://arstechnica.com/security/2016/06/guccifer-l... http://arstechnica.com/security/2016/12/did-russia... http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-08-11/... http://www.businessinsider.com/cia-russia-helped-t... http://www.businessinsider.com/john-kerry-rt-propa... http://www.businessinsider.com/russia-hack-us-elec... http://www.businessinsider.com/state-department-re... http://www.cbsnews.com/news/donald-trump-weighs-in... http://www.cbsnews.com/news/us-russia-sanctions-el...